Chưa có văn hóa từ chức
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện: ở nước ta vẫn chưa hình thành "văn hóa" cũng như cơ chế pháp luật về từ chức, còn thiếu quy định cụ thể về miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức đối với người đứng đầu thiếu trách nhiệm, để xảy ra nhiều vụ tham nhũng. Đặc biệt, một số nơi cấp ủy, chính quyền địa phương còn né tránh, nể nang trong việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng. (An ninh Thủ đô, 23/10).
Tham nhũng, lãng phí là anh em sinh đôi
Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội Lê Như Tiến: Tham nhũng lãng phí là anh em sinh đôi, hai kẻ đồng hành đồng lõa cùng hội cùng thuyền. Tham nhũng là ma thuật biến tài sản công thành tài sản tư, biến đất công thành đất tư, tiền công thành tiền tư, nhà công vụ thành nhà tư vụ, gây thất thoát lãng phí cả trăm nghìn tỷ đồng ngân sách nhà nước. (VietNamNet, 30/10).
Không nợ đến 500 triệu USD
Đại biểu Quốc hội - Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn Đặng Thành Tâm: tổng nợ ngân hàng của toàn bộ công ty trong gia đình, gồm Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, Tân Tạo không tới 500 triệu USD (khoảng 10.000 tỷ đồng). Trong khi đó, tổng vốn điều lệ là 20.000 tỷ đồng. Thống kê tất cả doanh nghiệp trên sàn chứng khoán thì nợ vay trên vốn điều lệ là 2,2 lần, trong khi "gia đình họ Đặng chưa bằng một lần" (VnExpress, 30/10).
Nợ xấu sẽ theo thông lệ quốc tế
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình: "Còn với tư cách là Thống đốc NHNN, tôi cũng không thể hứa gì về việc xử lý nợ xấu này. Vì như tôi đã nói ở trên, đây phải là một quyết tâm chính trị của cả hệ thống chúng ta. Do vậy, chúng ta không thể đơn phương. Thế nhưng theo đề án 254 chúng tôi đã trình và được Chính phủ thông qua thì đến năm 2015 sẽ đưa nợ xấu của hệ thống ngân hàng dưới 3% theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế" (VOV, 30/10).
Quốc hội và Chính phủ cùng hứa không tham nhũng
Đại biểu Võ Thị Dung: ngay trong kỳ họp này Quốc hội cần có một thông điệp đến với cử tri và nhân dân cả nước "về việc 498 đại biểu và toàn bộ thành viên của Chính phủ sẽ tuyên hứa trước quốc dân đồng bào kể từ nay sẽ quyết tâm cao để hành động quyết liệt, đẩy lùi tham nhũng có hiệu quả và bản thân của mỗi đại biểu, mỗi thành viên Chính phủ sẽ không bao giờ phạm vào tội tham nhũng".
"Những ai đã lỡ tham nhũng thì xin nhân dân, Quốc hội, Chính phủ tha thứ xem xét để không hồi tố, nhưng đồng thời kêu gọi sự tự giác, xử sự sao cho có đạo lý với tài sản bất minh đã có được" (VnEconomy, 1/11).
Mở cuộc vận động tiết chế lòng tham
Nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát - Viện KSNDTC Đỗ Văn Đương: trong năm 2013 và các năm tiếp theo, nên mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức tiết chế lòng tham: "Hãy dùng con mắt lương tâm của mình xem mình làm giàu bất hợp pháp đến mức nào, gây thiệt hại gì cho dân cho nước". (VietNamNet, 1/11).
20 năm đi kiện không bằng 20 phút gặp Bí thư thành ủy
ĐB Nguyễn Thái Học: Việc Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải trực tiếp giải quyết hai vụ khiếu nại lâu năm, kết quả là người khiếu nại hứa rút lại đơn kiện đã gửi ra tòa và chia sẻ 20 phút gặp Bí thư Thành ủy có tác dụng như 20 năm chạy vạy khiếu kiện khắp nơi. Cho thấy tinh thần và trách nhiệm công tác tiếp dân, giải quyết sớm khiếu nại từ cơ sở có ý nghĩa hết sức quan trọng (Giáo dục Việt Nam, 8/11).
Có vào có ra, có lên có xuống
ĐB Phan Văn Tường: Đề nghị nên bỏ phiếu hàng năm với nhân sự cấp cao để tránh tràn lan, hình thức. Việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ là một kênh nằm trong quy trình công tác, được áp dụng ở nhiều nơi nên không nhất thiết phải tiếp tục đưa ra QH, HĐND."Cán bộ lãnh đạo thì phải có vào có ra, có lên có xuống" (VietNamNet, 10/11).
Đề nghị người tiêu dùng có trách nhiệm hơn
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng: đề nghị người tiêu dùng có trách nhiệm hơn với các hàng hóa tiêu dùng. Thái độ của người tiêu dùng cũng hết sức quan trọng. Nếu chúng ta kiên quyết nói không với hàng kém chất lượng, chúng ta không góp phần tiêu thụ những sản phẩm này, trong dư luận chúng ta cần phải có tiếng nói mạnh hơn, có thái độ kiên quyết hơn khi thấy những sản phẩm này có biểu hiện chất lượng kém, tôi nghĩ cũng là sự góp sức vào cuộc chiến hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng độc hại. Trách nhiệm tuyên truyền thuộc về các bộ, các ngành, nhưng sự tham gia của xã hội cũng là phần quan trọng (VnExpress, 12/11).
Ngồi trên trời làm chính sách
Thường trực UB Pháp luật Ngô Văn Minh: Đại bộ phận là dân nghèo, cả nhà có một cái xe đi chung tại sao bây giờ lại nói đến chuyện chính chủ hay không chính chủ?Như bản thân tôi không hề có một cái xe máy nào. Nhưng ngày nghỉ tôi mượn xe con tôi đi ăn sáng, uống cafe vỉa hè vậy tôi cũng phải chứng minh xe chính chủ. Giả sử như xe đó do con rể, con dâu đứng tên, vậy bảo tôi chứng minh cùng họ với dâu rể sao được? Hoặc nếu yêu cầu phải chung hộ khẩu, nhưng tôi hộ khẩu ở ngoài Hà Nội, mà con tôi ở trong quê, chứng minh sao được. Xử phạt là hết sức vô lý. Đây là một chủ trương thiếu thực tiễn của những người ngồi trên trời làm chính sách. (VietNamNet, 12/11).
Vậy là cũng chưa biết nên đi hay ở
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Thông số kỹ thuật thì yên tâm và chưa cho tích nước đồng thời tiếp tục nghiên cứu. Kế hoạch này không phải 1 tháng, 1 ngày mà xong được. Vậy thì hiện tại đập có an toàn không?" Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng:
"Nước đến mức cao trình thì gần như tuyệt đối an toàn "An toàn là chắc chắn và gần như tuyệt đối an toàn". Nhưng nếu có yếu tố đặt biệt, nếu động đất cao hơn 5,5 thì nghiên cứu tiếp. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng:"Cám ơn Bộ Trưởng, vậy là cũng chưa biết, nên đi hay ở" (Người lao động, 13/11).
Chụp ảnh bác sĩ nhận phong bì gửi cho tôi
Bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Ví công cuộc chống tệ nạn phong bì như cuộc đấu tranh thiện - ác lâu dài, không thể một sớm một chiều. Đội ngũ cán bộ, bác sĩ ngành y vì hình ảnh, danh dự của nghề nghiệp mà thay đổi hành vi, không nhận phong bì. Cử tri, nhân dân cả nước cương quyết không đưa phong bì cho cán bộ, bác sĩ, thậm chí tham gia giám sát, phát hiện, chụp ảnh, ghi tên cán bộ y tế nhận phong bì gửi trực tiếp cho bộ trưởng và giám đốc bệnh viện để xử lý. Với nỗ lực của cả từ hai phía, trong tương lai, hình ảnh y đức sẽ tốt lên. (VietNamNet, 15/11).
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Chụp ảnh bác sĩ nhận phong bì gửi cho tôi. |
Tham nhũng, lãng phí là anh em sinh đôi
Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội Lê Như Tiến: Tham nhũng lãng phí là anh em sinh đôi, hai kẻ đồng hành đồng lõa cùng hội cùng thuyền. Tham nhũng là ma thuật biến tài sản công thành tài sản tư, biến đất công thành đất tư, tiền công thành tiền tư, nhà công vụ thành nhà tư vụ, gây thất thoát lãng phí cả trăm nghìn tỷ đồng ngân sách nhà nước. (VietNamNet, 30/10).
Không nợ đến 500 triệu USD
Đại biểu Quốc hội - Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn Đặng Thành Tâm: tổng nợ ngân hàng của toàn bộ công ty trong gia đình, gồm Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, Tân Tạo không tới 500 triệu USD (khoảng 10.000 tỷ đồng). Trong khi đó, tổng vốn điều lệ là 20.000 tỷ đồng. Thống kê tất cả doanh nghiệp trên sàn chứng khoán thì nợ vay trên vốn điều lệ là 2,2 lần, trong khi "gia đình họ Đặng chưa bằng một lần" (VnExpress, 30/10).
Nợ xấu sẽ theo thông lệ quốc tế
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình: "Còn với tư cách là Thống đốc NHNN, tôi cũng không thể hứa gì về việc xử lý nợ xấu này. Vì như tôi đã nói ở trên, đây phải là một quyết tâm chính trị của cả hệ thống chúng ta. Do vậy, chúng ta không thể đơn phương. Thế nhưng theo đề án 254 chúng tôi đã trình và được Chính phủ thông qua thì đến năm 2015 sẽ đưa nợ xấu của hệ thống ngân hàng dưới 3% theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế" (VOV, 30/10).
Quốc hội và Chính phủ cùng hứa không tham nhũng
Đại biểu Võ Thị Dung: ngay trong kỳ họp này Quốc hội cần có một thông điệp đến với cử tri và nhân dân cả nước "về việc 498 đại biểu và toàn bộ thành viên của Chính phủ sẽ tuyên hứa trước quốc dân đồng bào kể từ nay sẽ quyết tâm cao để hành động quyết liệt, đẩy lùi tham nhũng có hiệu quả và bản thân của mỗi đại biểu, mỗi thành viên Chính phủ sẽ không bao giờ phạm vào tội tham nhũng".
"Những ai đã lỡ tham nhũng thì xin nhân dân, Quốc hội, Chính phủ tha thứ xem xét để không hồi tố, nhưng đồng thời kêu gọi sự tự giác, xử sự sao cho có đạo lý với tài sản bất minh đã có được" (VnEconomy, 1/11).
|
Nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát - Viện KSNDTC Đỗ Văn Đương: trong năm 2013 và các năm tiếp theo, nên mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức tiết chế lòng tham: "Hãy dùng con mắt lương tâm của mình xem mình làm giàu bất hợp pháp đến mức nào, gây thiệt hại gì cho dân cho nước". (VietNamNet, 1/11).
20 năm đi kiện không bằng 20 phút gặp Bí thư thành ủy
ĐB Nguyễn Thái Học: Việc Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải trực tiếp giải quyết hai vụ khiếu nại lâu năm, kết quả là người khiếu nại hứa rút lại đơn kiện đã gửi ra tòa và chia sẻ 20 phút gặp Bí thư Thành ủy có tác dụng như 20 năm chạy vạy khiếu kiện khắp nơi. Cho thấy tinh thần và trách nhiệm công tác tiếp dân, giải quyết sớm khiếu nại từ cơ sở có ý nghĩa hết sức quan trọng (Giáo dục Việt Nam, 8/11).
Có vào có ra, có lên có xuống
ĐB Phan Văn Tường: Đề nghị nên bỏ phiếu hàng năm với nhân sự cấp cao để tránh tràn lan, hình thức. Việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ là một kênh nằm trong quy trình công tác, được áp dụng ở nhiều nơi nên không nhất thiết phải tiếp tục đưa ra QH, HĐND."Cán bộ lãnh đạo thì phải có vào có ra, có lên có xuống" (VietNamNet, 10/11).
Đề nghị người tiêu dùng có trách nhiệm hơn
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng: đề nghị người tiêu dùng có trách nhiệm hơn với các hàng hóa tiêu dùng. Thái độ của người tiêu dùng cũng hết sức quan trọng. Nếu chúng ta kiên quyết nói không với hàng kém chất lượng, chúng ta không góp phần tiêu thụ những sản phẩm này, trong dư luận chúng ta cần phải có tiếng nói mạnh hơn, có thái độ kiên quyết hơn khi thấy những sản phẩm này có biểu hiện chất lượng kém, tôi nghĩ cũng là sự góp sức vào cuộc chiến hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng độc hại. Trách nhiệm tuyên truyền thuộc về các bộ, các ngành, nhưng sự tham gia của xã hội cũng là phần quan trọng (VnExpress, 12/11).
Ngồi trên trời làm chính sách
Thường trực UB Pháp luật Ngô Văn Minh: Đại bộ phận là dân nghèo, cả nhà có một cái xe đi chung tại sao bây giờ lại nói đến chuyện chính chủ hay không chính chủ?Như bản thân tôi không hề có một cái xe máy nào. Nhưng ngày nghỉ tôi mượn xe con tôi đi ăn sáng, uống cafe vỉa hè vậy tôi cũng phải chứng minh xe chính chủ. Giả sử như xe đó do con rể, con dâu đứng tên, vậy bảo tôi chứng minh cùng họ với dâu rể sao được? Hoặc nếu yêu cầu phải chung hộ khẩu, nhưng tôi hộ khẩu ở ngoài Hà Nội, mà con tôi ở trong quê, chứng minh sao được. Xử phạt là hết sức vô lý. Đây là một chủ trương thiếu thực tiễn của những người ngồi trên trời làm chính sách. (VietNamNet, 12/11).
Vậy là cũng chưa biết nên đi hay ở
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Thông số kỹ thuật thì yên tâm và chưa cho tích nước đồng thời tiếp tục nghiên cứu. Kế hoạch này không phải 1 tháng, 1 ngày mà xong được. Vậy thì hiện tại đập có an toàn không?" Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng:
"Nước đến mức cao trình thì gần như tuyệt đối an toàn "An toàn là chắc chắn và gần như tuyệt đối an toàn". Nhưng nếu có yếu tố đặt biệt, nếu động đất cao hơn 5,5 thì nghiên cứu tiếp. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng:"Cám ơn Bộ Trưởng, vậy là cũng chưa biết, nên đi hay ở" (Người lao động, 13/11).
Chụp ảnh bác sĩ nhận phong bì gửi cho tôi
Bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Ví công cuộc chống tệ nạn phong bì như cuộc đấu tranh thiện - ác lâu dài, không thể một sớm một chiều. Đội ngũ cán bộ, bác sĩ ngành y vì hình ảnh, danh dự của nghề nghiệp mà thay đổi hành vi, không nhận phong bì. Cử tri, nhân dân cả nước cương quyết không đưa phong bì cho cán bộ, bác sĩ, thậm chí tham gia giám sát, phát hiện, chụp ảnh, ghi tên cán bộ y tế nhận phong bì gửi trực tiếp cho bộ trưởng và giám đốc bệnh viện để xử lý. Với nỗ lực của cả từ hai phía, trong tương lai, hình ảnh y đức sẽ tốt lên. (VietNamNet, 15/11).
0 comments:
Post a Comment